📘Chiến lược kinh doanh của bePAY là gì?

Chiến lược kinh doanh của bePAY

bePAY hướng tới đẩy mạnhh, mở rộng hoạt động kinh doanh NFT Marketplace phục vụ phân khúc trung và cao cấp với mạng lưới KOLs cùng các fan hâm mộ. Từ đó, xây dựng thói quen sử dụng dịch vụ cho người tiêu dùng, giúp họ tìm tới bePAY như là một địa chỉ tin cậy khi tiếp cận NFT và Metaverse.

Bên cạnh đó, bePAY sẽ tập trung phát triển giao thức DEFI, xây dựng beLending cho đến khi đạt được dòng vốn tối ưu trong quy trình: 1 triệu Giao dịch / 12 tháng gần nhất (ước tính trong 02 năm); Tỷ lệ lãi trên mỗi giao dịch (NTM - Net Transaction Margin) lớn hơn 2% và tỷ lệ phần trăm không thực hiện thanh toán (Missed payment) <5%.

Bằng cách sử dụng Quỹ dự trữ (Reserved Fund), các khoản missed payment có thể được lấp đầy khi TVL trong beLending không đủ để đáp ứng cho nhu cầu BNPL.

Ngoài ra, bePAY sẽ triển khai tối ưu hóa giao diện người dùng UI/UX và mang lại nhiều phần thưởng hấp dẫn để giữ khách hàng tương tác với nền tảng.

Dòng tiền

Hiệu ứng bánh đà

Chiến lược tiếp thị

Nền tảng bePAY lựa chọn tiếp thị và đưa dự án đến với khách hàng tại Việt Nam đầu tiên bởi:

  • 70% dân số Việt Nam còn hạn chế hoặc không có khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

  • Việt Nam là một thị trường tiềm năng có nền kinh tế Internet phát triển hàng năm với tốc độ trung bình 40%. Cùng với đó là sự gia tăng tầng lớp trung lưu và tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng trong vài năm trở lại đây đạt 4%.

  • Việt Nam dẫn đầu thế giới về việc áp dụng tiền điện tử. Một cuộc khảo sát của công ty tư vấn Finder có trụ sở tại Hoa Kỳ cho thấy, trong số những người trả lời khảo sát, 41% những người tại Việt Nam đã đầu tư vào tiền điện tử, với 28% tổng số đầu tư vào Bitcoin.

Hành trình khách hàng sử dụng bePAY

Hành trình khách hàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bePAY như sau:

  • Nền tảng bePAY hiện có hơn 100.000 người theo dõi và quan tâm; cùng với đó là hơn 5 triệu fan hâm mộ của nhóm KOLs của bePAY. Thông qua các nền tảng này, bePAY sẽ tiếp cận người dùng, kể những câu chuyện NFT, giúp fan hâm mộ (chính là khách hàng) có thể kết nối sâu sắc với KOLs và hiểu rõ giá trị tăng trưởng từ việc mua NFT ủng hộ thần tượng của mình.

  • Khi fan hâm mộ nhận thức về các bộ NFT; họ sẽ có thể tìm kiếm, đánh giá và so sánh NFT dựa trên công thức TRUPPA và những tính năng mà bePAY cung cấp.

  • Tiếp theo, khách hàng lên chợ bePAY, kết nối ví và mua NFT on chain.

  • Khi mua NFT, khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức thanh toán: trả trong 1 lần (Pay in full) hoặc trả góp (Pay in 4) và nhận NFT về ví.

  • Sau khi mua NFT thành công, người mua hàng có thể bắt đầu cảm nhận, hưởng thụ, trải nghiệm những đặc quyền khi sở hữu NFT như: nói chuyện cùng thần tượng, ưu tiên mua vé ưu đãi, tham gia những cộng đồng đặc biệt, sử dụng tính năng cao cấp khi trở thành thành viên VIP,…

  • Ngoài việc trải nghiệm những tiện ích của NFT, người sở hữu cũng có thể bán, cho thuê hoặc thậm chí niêm yết NFT trên chợ khác, Metavers khác.

Thị trường mục tiêu của bePAY

Thị trường mục tiêu của bePAY hướng đến là mạng lưới KOLs và các fan hâm mộ của họ bao gồm:

  • Những KOL ở mức độ vừa và nhỏ (có hơn 50.000 lượt follow trên mạng xã hội, có sức ảnh hưởng tốt) đến những ngôi sao lớn với hàng triệu fan.

  • Đối tượng KOLs đa dạng: ca sĩ, MC, diễn viên, người mẫu, hoa hậu, giới tài chính, giọng đọc, Gamer, nhà thiết kế, con Pet nổi tiếng,…

  • Bên cạnh đó, đối tượng fan hâm mộ của các KOLs bePAY hướng tới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Last updated