Công thức TRUPPA là gì?
TRUPPA - Công thức định giá chuẩn NFT đầu tiên trên thế giới
T - Tangibility: Tính hữu hình
Tính hữu hình trong thế giới ảo, tưởng như không hợp lý nhưng đây là một trong những yếu tố quan trọng để định giá một dự án NFT. Những NFT được kết nối với các đối tượng trong thế giới thực sẽ mang lại giá trị về mặt hữu hình, đặc biệt khi chúng được hỗ trợ bởi tính bất biến của quyền sở hữu. Để định giá một NFT, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là Tangibility: NFT đó có gắn với thế giới thực và mang lại giá trị gì cho thế giới thực? Về bản chất, bất cứ sự việc, sự vật gì cũng có thể được hỗ trợ bởi NFT nhằm nâng cao quyền sở hữu, nhưng đây không phải yếu tố làm cho đối tượng trở nên độc nhất. Giá trị cơ bản của một dự án NFT sẽ được định giá bằng tính thực tế, hữu hình và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người dùng. Ví dụ: việc sở hữu một chiếc vé NFT đến một sự kiện âm nhạc độc quyền của nghệ sĩ nổi tiếng chắc chắn sẽ có trị giá cao hơn so với việc sở hữu một chiếc NFT gắn với nắp chai. RAC tên thật là André Anjos, một nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ gốc Bồ Đào Nha từng đoạt giải thưởng Grammy danh giá. Một người hâm mộ RAC đã trả 2.250 USD cho một bản sao của album YOU mới phát hành và sẽ chỉ có 100 bản như vậy mà thôi. Mặc dù người mua có thể tạo và bán các bản sao, nhưng chúng sẽ không được định danh và do đó sẽ không có giá trị nhiều.
R - Rarity: Độ khan hiếm
Độ khan hiếm của NFT có thể hiểu là “số lượng có hạn” và “khó để sở hữu”. Ví dụ khi NFT được tạo ra là hình ảnh của một nghệ sĩ nổi tiếng hạng A, đi cùng với một câu chuyện truyền cảm hứng mang tính cá nhân, câu chuyện này chỉ có duy nhất một trên thế giới – điều này sẽ tạo ra sự khác biệt, từ đó tạo ra sự độc nhất. Ngoài ra, video game cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự khan hiếm cho một NFT.
U - Utility: Tính tiện ích
Một NFT có giá trị là một NFT có khả năng ứng dụng cao, thỏa mãn nhiều nhu cầu của người dùng. Tiện ích của NFT đến từ ứng dụng thực tế của nó, bao gồm cả thế giới thực hoặc kỹ thuật số. Ví dụ: một số NFT không chỉ là đồ sưu tầm mà còn có thể ứng dụng được trong các trò chơi: như mua đất, sử dụng vật phẩm, nhân vật. Đặc tính này của NFT mang lại giá trị tức thì, càng tích lũy theo thời gian, giá trị của chúng sẽ càng cao lên. Khi cộng đồng game của Decentralized gaming phát triển mạnh mẽ hơn, nhiều người trong số họ sẽ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để có thể sở hữu một NFT. Ví dụ: Một đôi giày cao cấp sang trọng được tạo ra tại một nhà máy ở Ý. Nó được gán một NFT mà bạn có thể nhanh chóng quét trên bao bì. Khi đôi giày đến điểm đến cuối cùng, cửa hàng có thể quét chúng và đánh dấu là đã nhận. Lịch sử chi tiết chính xác có thể xem được và xác nhận tính xác thực và hành trình vận chuyển của đôi giày.
P - Popularity: Mức độ nổi tiếng
Theo Dap Radar – nền tảng phân tích, khối lượng giao dịch NFT đã tăng vọt lên 10 tỷ đô la trong quý 3 năm 2021, tăng gấp bảy lần so với con số của quý trước. Hiện nay, mức độ nổi tiếng tác động lớn tới cách mà người dùng định giá một dự án NFT. Nhiều nghệ sĩ, diễn viên hay thậm chí là siêu mẫu đang triển khai và bán đấu giá các tài sản “kỹ thuật số” và hàng hóa điện tử trên nền tảng blockchain. Thông qua NFT, influencers (người của công chúng) có thể kết nối với người hâm mộ trong từng lĩnh vực. NFT của một nghệ sĩ nổi tiếng hay một creator (người sáng tạo nội dung) được nhiều người biết đến chắc chắn sẽ thu hút và phủ sóng rộng hơn những sản phẩm NFT khác. Hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu lớn như Coca-Cola, UFC, Dolce Gabbana,… hay các nghệ sĩ nổi tiếng như Lionel Messi, Lindsay Lohan, Mark Cuban, Gary Vaynerchuk, Shawn Mendez, … tham gia vào thị trường NFT.
P - Profitability: Khả năng sinh lời ra dòng tiền
Mục đích của người dùng khi muốn sở hữu một NFT chính là NFT đó sẽ sinh lời trong tương lai. Một dự án NFT thành công chính là một NFT đem lại lợi nhuận cho người sở hữu chúng. Hiện nay có rất nhiều các trò chơi ảo được tạo ra giúp người chơi có thể kiếm được tiền bằng cách bán những vật phẩm trong game, tạo ra đất để trao đổi với những người chơi khác. VD: The Sandbox, công viên giải trí ảo Decentraland. Ví dụ: CoinDesk đã đưa ra ví dụ một game thủ đã bán hàng loạt lô đất trong Decentraland với giá 80.000 USD, hay một nhà đầu tư đã mua đoạn đường đua trong game F1 Delta Time dưới dạng NFT. Người này sẽ nhận cổ tức 5% từ các cuộc đua diễn ra trên đoạn đường này, bao gồm vé vào cửa.
A - Ability of Development: Tiềm năng phát triển
Quay trở lại nhu cầu cuối cùng của người dùng chính là tạo ra sinh lời khi sở hữu NFT. Cũng giống như đầu tư vào Crypto, trước khi đổ tiền vào một dự án chúng ta cần nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ, đội ngũ mà doanh nghiệp đó sở hữu. Đặt ra câu hỏi liệu dự án này có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không chính là câu hỏi quan trọng nhất mà mỗi nhà đầu tư cần trả lời trước khi tham gia, mua bán bất kỳ sản phẩm NFT nào. Ví dụ trong Decentraland, bạn sẽ xây dựng thế giới ảo bằng cách sử dụng token để mua một mảnh đất và được thỏa sức sáng tạo, xây dựng tất cả những gì bạn muốn (ví dụ: trung tâm thương mại, cassino,…). Với nền tảng này, người dùng nắm toàn quyền kiểm soát tài sản mà họ sở hữu và hưởng lợi từ số tiền kiếm được qua các giao dịch trên hệ thống. Bên cạnh đó, người dùng có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây trước khi định giá bất kỳ NFT nào.
NFT này có khả năng phát triển hệ sản phẩm xung quanh hay không?
NFT có khả năng kết nối với các metaverse khác hay không?
NFT đó được mint trên blockchain nào? Có uy tín hay không?
Last updated